Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

SKKN năm học 2012-2013: Đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo phân nhóm nhỏ đối với học sinh THPT

Phần 1. MỞ ĐẦU

Nhiều năm qua, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực để bàn về phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới PPDH.

Song trong thực tế, PPDH chưa thực sự trở thành một chìa khóa, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà PPDH vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn. Do đó, chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể. Trong đó có đổi mới ý thức và đổi mới nội dung, hình thức dạy học. Đó là đòi hỏi của thực tế khách quan, mang tính quy luật phổ biến mà mọi quốc gia, mọi nền giáo dục đều phải chấp nhận.

Một trong những nội dung đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học là PPDH theo nhóm.

PPDH theo nhóm được đánh giá là một PPDH tích cực, hướng vào học sinh, phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn nhau. Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công lao động trong xã hội, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cộng đồng. Việc sử dụng PP học nhóm trong giảng dạy không phải là một vấn đề mới mẻ, tuy nhiên vận dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, đó là vấn đề khó. Đặc biệt là đối với các môn KHTN.

Do đó trong năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn vận dụng PPDH theo nhóm vào công việc giảng dạy ở các lớp khối 11 trong trường THPT với đề tài : “Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo phân nhóm nhỏ đối với học sinh THPT – lớp 11”. Tôi chọn đề tài này với mục đích là vận dụng linh hoạt PPDH theo nhóm để nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Cụ thể là giảm tỷ lệ học sinh yếu - kém và nâng cao tỷ lệ học sinh trung bình - khá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá - giỏi. Qua đó, giúp học sinh ý thức được khả năng của mình; nâng cao niềm tin vào việc học tập; nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, thông tin về sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau. Ngoài những tác động về mặt nhận thức, còn có tác động về quan điểm xã hội như: Cải thiện mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân; dễ dàng trong làm việc theo nhóm; tôn trọng các giá trị dân chủ; chấp nhận được sự khác nhau về cá nhân và văn hóa; có tác dụng làm giảm lo âu và sợ thất bại; tăng cường sự tôn trọng chính bản thân mình.

 

Phần 2. NỘI DUNG

 Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ. Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Dạy học theo nhóm nhỏ là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới.

PPDH nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng PP nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Vì vậy PP này còn được gọi là PP cùng nhau tham gia.

Để khuyến khích học nhóm, giáo viên có thể chọn một trong số những phương pháp sau đây:

a)  Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học sinh thành các nhóm nhỏ gồm 4 hoặc 5 người để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau 20 phút thảo luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp.

b) Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm 4 hoặc 5 học sinh cùng làm một nhiệm vụ được giao ở bên ngoài trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo với giáo viên, các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp.

c)  Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia.

d)  “Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học sinh phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với học sinh khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí.

Để học nhóm có hiệu quả, giáo viên phải đảm bảo rằng trong nhóm có sự “phụ thuộc tích cực”, trao đổi trực tiếp, thảo luận trong nhóm và trách nhiệm của cá nhân cũng như của cả nhóm. “Phụ thuộc tích cực” nhấn mạnh tầm quan trọng và tính độc đáo sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm trong khi thực hiện các hoạt động nhận thức và giao lưu giữa các cá nhân. Trong khi học sinh giao tiếp với nhau, sẽ phải có một người làm trưởng nhóm. Người này phải có kĩ năng hòa giải xung đột, có khái niệm rõ ràng và khả năng thảo luận, có khả năng tháo gỡ những phức tạp trong quan hệ giữa mọi người. Quá trình học như thế này sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Vì thế, học sinh có thể học được nhiều hơn từ những gì được giảng giải.

Tuy nhiên, học nhóm có thể tạo điều kiện cho những học sinh lười – những thành viên không hoàn thành trách nhiệm mà vẫn được điểm do thành tích của cả nhóm. Để hạn chế tình trạng này, giáo viên có thể cho áp dụng hình thức đánh giá theo nhóm để đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm, hoặc tổ chức một bài kiểm tra kèm theo. Vì vậy sẽ tồn tại hai mức độ trách nhiệm: cá nhân và nhóm.

Chương II. Thực trạng vấn đề

          Nhìn chung trí tuệ của giới trẻ nói chung và của học sinh THPT  nói riêng phát triển và nhạy bén hơn các thế hệ trước kia cùng độ tuổi, nghĩa là khả năng tìm tòi phát hiện và xử lí thông tin rất nhanh. Dựa vào đặc điểm tình hình trên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, để phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của học sinh, từ nhiều năm qua ngành giáo dục đã áp dụng nhiều hình thức và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy PPDH theo nhóm có những thuận lợi và khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với các em ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

1.     Về thuận lợi:

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo trường, sự ủng hộ của đồng nghiệp và tổ chuyên môn.

Đa phần học sinh ngoan, thật thà, dễ bảo. Hào hứng với cách dạy – học mới.

Học sinh chủ động phát huy được khả năng sáng tạo, nhạy bén trong tìm tòi, khám phá khoa học, giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Biến tiết học khô khan trở thành sôi động trong các bài giảng.

2.     Về khó khăn:

Dạy học theo nhóm thường gây ồn ào trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỹ năng hợp tác trong nhóm cho học sinh.

Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn.

Đa số các em đề là con em các dân tộc thiểu số nên còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong quá trình hoạt động nhóm. Do đó, có một số học sinh tích cực, có một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.

          Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.

Cơ sở vật chất còn hạn chế; bàn ghế chưa đảm bảo cho việc thảo luận nhóm.

 Chương III. Những giải pháp ( quá trình thực hiện)

 I.  Khảo sát chất lượng đầu năm

Để áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, trước tiên tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, nhằm phân loại đối tượng học sinh sau đó kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tiện việc thảo luận nhóm. Kết quả  khảo sát đầu năm  học 2012 - 2013, như sau:

 

Giỏi

Khá

T B

Yếu

Kém

Tổng số HS: 148

6

19

23

54

46

Tỷ lệ (%)

4,1

12,8

15,5

36,5

31,1

 Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn , từng nhóm cùng thảo luận tranh luận những bài học trên lớp. Qua tranh luận cả nhóm, nhận thức của từng thành viên nhất là đối với các em tiếp thu bài trên lớp còn hạn chế, hoặc những em bản tính còn rụt rè ngại hỏi giáo viên những vấn đề chưa hiểu, được nâng lên rõ rệt.

          Cũng thông qua việc chung sức nhau học tập theo từng nhóm các định hướng, thái độ học tập của các em được bộc lộ rõ hơn. Sự hăng hái chuyên cần học tập của từng thành viên được nâng cao. Một số em trước đây tính tình nhút nhát , rụt rè, e thẹn khó hòa đồng, sau một thời gian tham gia nhóm học tập thì tính cách thay đổi trở nên nhanh nhẹn hoạt bát tiếp thu bài học nhanh hơn. Một kết quả quan trọng nữa của việc tổ chức các nhóm học tập là thông qua việc trao đổi học tập trong từng nhóm giúp các em rèn luyện ý thức trách nhiệm, ý thức cộng đồng trong các mặt sinh hoạt xã hội khác, đặc biệt là thói quen khi tiếp thu bài trên lớp, những chỗ nào chưa hiểu các em lại trao đổi, học tập lẫn nhau. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, ý kiến khác nhau các em mạnh dạn trao đổi với giáo viên giúp giáo viên kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, giúp các em khắc sâu trong trí nhớ những kiến thức cơ bản trọng tâm.

          Qua thời gian tiến hành thử nghiệm với nững kết quả đáng khích lệ đồng thời qua đó giúp tôi rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức có hiệu quả các nhóm giúp nhau học tập.

          Điều quan trọng đầu tiên trong việc  tổ chức các nhóm học tập là giáo viên  bộ môn phải kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nắm rõ tình hình của từng học sinh một cách cụ thể từ điều kiện hoàn cảnh đến sức học của từng em. Thông qua đó tìm được đội ngũ cán bộ lớp và những em phụ trách cán sự bộ môn có năng lực và tác phong mẫu mực. Từ đó giáo viên bộ môn tiến hành hội ý cùng giáo viên chủ nhiệm chia nhóm học tập thuận lợi theo địa bàn dân cư ( tốt nhất mỗi tổ có từ 4-6 em mỗi nhóm phải có những em khá giỏi và những em trung bình yếu tạo điều kiện giúp đỡ nhau học tập và trao đổi lẫn nhau). Trong mỗi nhóm đều có nhóm trưởng và nhóm phó chịu trách nhiệm điều hành, tốt hơn nữa là chia từng cặp để giúp đỡ lẫn nhau những em khá giỏi kèm những em yếu, kém. Thông qua đó giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn có thể tổ chức thi đua trong các đợt kiểm tra, thi giữa các tổ, nhóm (ví dụ: Đôi bạn đạt 15,17 điểm , nhóm không có điểm trung bình - yếu …). Trong giờ lên lớp bố trí các em trong tổ nhóm ngồi gần nhau tạo điều kiện các em kèm cặp giúp đỡ nhau và giáo viên thuận lợi trong việc theo dõi đánh giá từng nhóm, tổ.

     II. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm

·       Đối với giờ học ngoài giờ và học ở nhà:

+ Giáo viên bộ môn bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm về từng phần từng chương của môn học nêu chủ đề cơ bản, một số bài tập nhằm định hướng các em thảo luận.

+ Giáo viên chủ nhiệm phân bố thời gian và địa điểm cho từng nhóm học (Thời gian ở trường là đầu tiết học, các nhóm tổ chức truy bài cho nhau, các tiết trống được sử dụng như là một nhóm học ngoài giờ học chính ở trường)

+ Giáo viên phối hợp chặc chẽ với cán bộ lớp theo dõi việc học của các nhóm, các nhóm phải có sổ nhật ký ghi chép tình hình học tập chung của cả nhóm để báo cáo trong lớp khi học tập tổng hợp và báo cáo với giáo viên.

+ Giáo viên phải kiểm tra nhóm đột xuất nhóm hằng tháng và hằng tuần có tổng kết biểu dương kịp thời những điển hình tốt và phê phán những lệch lạc thì việc học nhóm mới thật sự hiệu quả.

+ Việc bố trí địa điểm cho từng nhóm cũng cần báo lại cho phụ huynh nhằm phối hợp kiểm tra, giám sát.

·        Đối với hoạt động nhóm ở lớp:

+ Lớp học được chia thành 4- 6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 4- 6 học sinh.

Các nhóm 1,2,3 đang thảo luận nhóm

          + Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm, một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.

 
Nhóm trưởng đang làm việc cùng các thành viên

                   + Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không ỷ lại một vài người có hiểu biết và phải năng động hơn các thành viên trong nhóm, giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của các nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.


Các thành viên cùng tham gia làm việc

                   + Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử một đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày.

III.           Phương pháp tiến hành

          Trình tự của phương pháp này gồm 3 bước

1.     Làm việc chung của cả lớp.

-         Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

-         Tổ chức các nhóm làm việc, thông báo thời gian.

-         Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả. Giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian. Nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước  thời gian cần thực hiện nhiệm vụ.

2.     Làm việc theo nhóm:

-         Phân công trong nhóm.

-         Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.

-         Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo

luận của nhóm mình.

3.     Thảo luận tổng kết trước lớp:

·        Các nhóm báo cáo kết quả.

·        Thảo luận chung

·        Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng kết. Khi thời gian thảo luận kết thúc, giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung.

·        Nếu kết quả thảo luận giữa các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng,  hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.

·        Ví dụ minh họa 1

Giải phương trình:  sin(2x-p) = 0,5

1.Làm việc chung của cả lớp:

a. Xác định nhiệm vụ nhận thức:

Ta có thể dùng công thức nào để giải phương trình này ?

Có thể tương tự hóa và khái quát hóa thành phương pháp chung để gải bài toán hoàn chỉnh ?

          b. Chia nhóm giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập.

          c. Hướng dẫn cách  làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.

2. Làm việc theo nhóm:

a. Phân công trong nhóm: Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

b. Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm, thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm.

c. Báo cáo kết quả thảo luận:

3. Thảo luận tổng kết trước lớp:

          a. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

b. Thảo luận chung: Các nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến, giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trọng tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất.

c. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa  ra đáp án đúng  , tổng kết.

·        Ví dụ minh họa 2

Trước tiết dạy bài “ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ”

          Tôi phân công 6 nhóm ( mỗi nhóm 6 học sinh ) chuẩn bị cho câu hỏi sau:

              - Nhóm 1,2,3

* Vẽ hình chóp tứ giác đều S.ABCD có SA vuông góc với đáy, cạnh SA = aÖ2, đáy là hình vuông cạnh a . Chứng minh SA vuông góc với AB, AD, CD, AC, BD.

              - Nhóm 4,5,6

* Vẽ hình chóp tứ giác đều S.ABCD có SA vuông góc với đáy, cạnh SA = aÖ2, đáy là hình vuông cạnh a .

- Chứng minh CD vuông góc với SA, AD.

- Chứng minh BC vuông góc với SA, AB.

- Chứng minh BD vuông góc với SA, AC.

Gợi ý :

             - Ôn lại kiến thức về hai đường thẳng vuông góc.

- Vẽ trên giấy nháp hình chóp S.ABCD theo yêu cầu bài toán.

- Em nào quên cách vẽ hình chóp cũng như là hình không gian thì trong nhóm cùng ôn lại. ( nếu cần giáo viên có thể hỗ trợ cho các em )


Giáo viên hổ trợ các em giải bài tập 

Khi đã có sự chuẩn bị cách vẽ hình chóp ở nhà, thì các em sẽ xây dựng được phần I của kiến thức bài học rất nhanh .                  

 Sau đó đi vào phần  II tôi  cho các em tiếp tục hoạt động nhóm đôi lớp:

Tôi phát mỗi nhóm một hình chóp , yêu cầu mỗi em trong nhóm chứng minh, rồi rút ra nhận xét .

Sau khi quan sát các em thực hiện và cho các em trình bày nhận xét của nhóm, cuối cùng giáo viên minh hoạ bằng hình vẽ sau để thừa nhận tính chất

4. Phần củng cố:

Khi cho học sinh nhận dạng bài toán và biết cách chứng minh, tôi đưa ra bài tập để rèn cho các em cách trình bày một bài chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Tổ chức cho các em hoạt động nhóm 6 học sinh trong thời gian 5 phút ,rồi trả lời theo yêu cầu trên màn hình , sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày.

Tóm lại:

 Với phương pháp học tập nhóm sẽ cho phép các thành viên nhóm phát huy tính chủ động tìm tòi phát hiện những kiến thức dễ hiểu, nhớ lâu và nắm vững kiến thức từng môn học. Với phương pháp này sẽ giúp các em nêu sáng kiến của mình và hứng thú hơn khi có sự thành công của nhóm.

Học tập theo phương pháp hợp tác  theo nhóm là một phương pháp học tập tích cực theo phương hướng đổi mới phương pháp giảng dạy học tập hiện nay.

Tuy nhiên ta có thể tiến hành một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tận tâm, nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đồng thời học sinh phải phát huy tính tích cực của các bậc phụ huynh.

Chương IV. Kết quả đạt được

          Kết quả sau học kỳ I năm học 2012 – 2013 được nâng lên rõ rệt như sau:

 

Giỏi

Khá

T B

Yếu

Kém

Tổng số HS: 148

3

25

59

54

7

Tỷ lệ (%)

2,03

16,9

39,9

36,5

4,73

Tuy nhiên bên cạnh kết quả bước đầu đã nêu vẫn còn một số hạn chế:

·        Do không gian chật hẹp và thời gian hạn định của tiết học…

·        Việc học nhóm ngoài tiết học chính thức cũng gặp không ít khó khăn:

·        Học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ ít, học sinh nào cũng muốn ở nhóm có bạn khá giỏi.

·        Do hạn chế về nhận thức việc tổ chức học tập theo nhóm đối với học sinh chưa có sự quan tâm tích cực của học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh.

 Phần 3. KẾT LUẬN

          1. Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.

          2. Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học. Các phương pháp này cần phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên    

          3. Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật   sư phạm và lòng nhiệt tình và vốn sống của người thầy.

          4. Kiến nghị: Các cấp quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi nhất, như bố trí xây dựng cơ sở vật chất thuận tiện, sắp xếp thời gian hợp lý, con người, … Để phát huy tốt nhất hiệu quả học tập theo nhóm mang lại.

          Qua thực nghiệm của bản thân tôi nhận thấy các em học sinh có hứng thú học tập và có tiến bộ hơn. Là giáo viên giảng dạy bộ môn toán bản thân tôi cố gắng tích cực phát huy. Song chắc chắn vẫn còn nhiều khuyết điểm. Tôi xin chân thành nhận ý kiến xây dựng của ban lãnh đạo và quý đồng nghiệp đễ tôi học hỏi và rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong sự nghiệp giáo dục.

 

                                                                                  Bình Gia, ngày 10 tháng 05 năm 2013

                                                                                                         Giáo viên.

                            

 

                                                                                                   Triệu Văn Hồng

 

                  

Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.     Các phương pháp học nhóm hiệu quả - theo Global Education

2.     Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2005

3.     Học nhóm có thể áp dụng đối với những môn nào? Thân Hương (tổng hợp) trên mạng Internet

4.     Học nhóm phải đúng cách – Báo người lao động đăng ngày 17/05/2011

5.     Phương pháp dạy học nhóm - ThS. Phạm Duy Phượng Chi (Tổ trưởng Tổ tin học, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi)

 

Phần 5. PHỤ LỤC

 - Tư liệu tranh, ảnh minh họa sưu tầm từ trên Internet.


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét