Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Tiếng Tù Và - Tín ngưỡng và những điều bí ẩn


Tù Và là một loại dung cụ dùng để báo hiệu hoặc có chức năng của một nhạc cụ. Tù Và được làm từ sừng trâu, sừng ngà voi hoặc các loại vỏ ốc, theo đó người thổi sẽ dùng hơi thổi vào phần đáy của sừng trâu hay vỏ ốc, âm thanh được cộng hưởng và phát ra từ miệng Tù Và vang xa.

Tù Và thời cổ được dùng trong chiến tranh để đốc thúc tinh thần quân sĩ bởi tiếng kêu ù ù đinh tai nhức óc của nó và uy hiếp tin thần của đối phương (tác phẩm Sừng rượu thề của Nghiêm Đa Văn). Tù Và còn là nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc. Tại Việt Nam, Tù Và là dụng cụ để báo hiệu ở làng quê, vùng nông thôn (tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Những người thổi Tù Và thường tự nguyện và hầu như không có phụ cấp gì, chính vì vậy có câu tục ngữ"Ăn cơm nhà, vác Tù Và hàng tổng"  hàm ý tốn công mà không được lợi lộc gì.

Đồng bào dân tộc Dao ở Việt Nam coi Tù Và là “linh vật” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong các nghi lễ trọng đại của người Dao như cấp sắc, cầu mưa, cúng Bàn Vương không thể thiếu những hồi Tù Và. Theo quan niệm của đồng bào, khi âm thanh ấy vang lên là có thể mời gọi được đấng thần linh tối thượng là Ngọc Hoàng về chứng giám, ban phước lành.

Theo truyền thuyết thì từ thời xa xưa, các dân tộc đều đi lấy kinh. Tuy người Dao là tộc người yếu thế nhưng đã đến trước và được Ngọc Hoàng khen ngợi ban phép. Ngọc Hoàng còn trọng thưởng chiếc Tù Và để mỗi khi cần thì được phép gọi bậc bề trên. Do đó người Dao mới có tục thổi Tù Và (theo tiếng Dao là “piếm coong hu lùng”).

 

Theo:  https://baodantoc.vn/

            https://vi.wikipedia.org/

            https://baotuyenquang.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét